Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

CUỐI NĂM

Lâu rồi không viết, không còn cảm giác về một vấn đề gì!
Sao mà lạ, nghe trời đất chi cũng thờ ơ,cái phố xá đông người, hay đường vắng mênh mang cũng chẳng nghĩa gì.
Rồi ta đi sầu lên chen mái cỏ
Ngõ vắng đìu hiu,tinh tú dại khờ.
Không còn giọt nước mắt vu vơ, cũng không nụ cuời vô định.

Trạng thái nầy không hiểu tự bao giờ?
Sao không reo mừng với mùa xuân, không ngất ngây với hoa đời muôn sắc.Những khuôn mặt thân quen,những dòng chữ ân tình.Gío bão cuộc đời đã cuốn đi ,trôi phăng bụi tháng ngày.Ta vẫn còn đây,tiếc nuối hay đợi chờ những gì đã qua và sắp tới.

Nếu không buồn thì đâu phải là ta, một màu buồn muôn thuở!

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Lâu rồi  mới trở lại blog, đăng lại bài thơ cũ
TIẾNG HÓT CỦA CON CHIM HỌA MI


Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

BÀI HỌC TỪ NGƯỜI QUÉT RÁC(st)









             BÀI HỌC TỪ NGƯỜI QUÉT RÁC



 
THẦY ALLEN: BÀI HỌC TỪ NGƯỜI QUÉT RÁC

 "Nếu không gặp được Allen - người quét rác 10 năm về trước có lẽ giờ này, tôi đang quay cuồng trong vòng quay vô tận của đồng tiền" Học là việc của cả đời. Ngày tốt nghiệp đại học tôi mới mới bắt đầu sự nghiệp học hành của chính mình - học từ cuộc sống. Biết bao người thầy sau này đã dạy cho tôi vô vàn kiến thức. Họ là các giáo sư, tiến sĩ, các chủ tịch, tổng giám đốc của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Tuy nhiên tôi không thể nào quên được một người thầy đặc biệt của mình: Thầy Allen.

 Hằng ngày từ ký túc xá trên phố Mountain - Sydney (Australia), tôi khoác ba lô đi học hay lên thư viện. Mỗi buổi sáng, tôi đều bắt gặp một anh công nhân vệ sinh thu dọn quanh khu nhà. Anh luôn tươi cười và kèm theo là lời chào rất thân thiện “Hello, how are you” (Chào bạn, bạn khỏe chứ?). Anh làm như vậy ngay khi gặp tôi.

 Về phần mình tôi luôn lẳng lặng bước đi, khuôn mặt lạnh tanh và khó chịu. Trong đầu tôi lúc đó chỉ hiện lên một ý nghĩ duy nhất “Thằng cha này thấy sang bắt quàng làm họ. Hắn thấy tôi có chức vụ, có tiền bạc, có học thức nên muốn bắt quen đây. Hắn thì có khác gì mấy cô công nhân vệ sinh hay đi dọn rác trước cổng nhà mình ở phố Thái Hà, Hà Nội”.

Ngày tiếp theo, anh công nhân vệ sinh vẫn cười tươi, vẫn chào tôi hết sức niềm nở. Tôi vẫn khó chịu và đút hai tay vào túi quần đi thẳng.

 Khuôn mặt vênh váo. Ngày thứ ba vẫn vậy, anh quét rác lại chào tôi rất vui vẻ, khuôn mặt và thân hình thể hiện sự thân thiện với tôi. Tuy nhiên, trong lần này, để cho xong chuyện tôi đã trả lời anh ta một cách miễn cưỡng: “I am fine, thank you. And you?” (Tôi khỏe, cám ơn anh. Thế còn anh?)

 Tôi nói xong và chợt nhận thấy rằng mình đã cười. Tôi đã cười mà không biết, điều này không như trong kế hoạch ban đầu của một người coi thường anh công nhân dọn vệ sinh. Thú vị hơn tôi phát hiện ra khuôn mặt tươi tỉnh của chính mình, rằng hình như mình vui hơn, dễ chịu hơn, hạnh phúc hơn, thư giãn hơn.

 Vừa đi tôi vừa nghĩ về mình rồi lẩm bẩm: “Ta thật là ngu dốt”. Quả thật, từ trước đến nay, trong suốt bao nhiêu năm qua tôi đã có một suy nghĩ không đúng, rằng khi cười với ai đó tôi mang lại niềm vui cho họ.

Khi bắt tay ai tôi luôn nghĩ mình ban ơn cho họ. Khi gần gũi ai, tôi luôn nghĩ họ được lợi từ tôi. Và, tôi thấy mình thật sai lầm. Bởi, khi tôi cười với anh công nhân quét rác này người được lợi đầu tiên không phải là anh ta mà là chính tôi.

 Và tôi chợt nhận ra rằng anh ta đâu có biết tôi là ai. Anh không hề biết tôi có bao nhiêu tiền, làm chức vụ gì, có học thức đến đâu. Trong mắt anh ta tôi từ ký túc xá bước ra tức tôi là sinh viên, là người đi học. Dù có học tiến sĩ, thạc sĩ hay đại học vẫn là người đi học, là sinh viên. Mà thậm chí anh cũng chẳng quan tâm tôi có là sinh viên hay không.

 Trên thực tế tôi chỉ là một người châu Á da vàng, mũi tẹt. Nhưng anh ta cũng chẳng để ý đến chuyện ấy. Anh chỉ cười và chào tôi như đã và đang làm việc đó với tất cả những ai từ ký túc xá bước ra. Tất cả mọi người là bình đẳng. Tất cả chúng ta là con người. Tôi thấy xấu hổ và tôi đã nhận ra vấn đề. Tôi đã được học một bài quý giá. Từ đó đi đâu, gặp ai tôi cũng chào và cười. Không chỉ cười mà là cười rất tươi. Cười từ trái tim mình, từ đáy lòng mình.

 Một bữa nọ khi từ thư viện về tôi phát hiện ra Allen - người quét rác đang ngồi uống cà phê trong quán. Anh ăn mặc rất lịch sự, vừa nhấm nháp ly café vừa đọc sách. Ngạc nhiên và tò mò, tôi lại gần làm quen, cùng uống café, cùng nghe nhạc với anh.

 Tôi không ngờ rằng người mặc bộ quần áo bảo hộ, đi lau nhà, quét rác mỗi sáng bây giờ lại biến thành một người lịch lãm, trí tuệ thế này. Anh đọc sách say sưa và đọc khá nhanh. Bài học nữa tôi đã học được: Mỗi lúc chúng ta đang đảm nhận vai diễn nào đó, lúc đóng vai nào phải làm tốt vai đó. Hơn nữa, không nên coi thường người công nhân quét rác. Anh ấy cũng đọc sách, cũng nghe nhạc, cũng thưởng thức café và các món ăn.

 Allen đã kể cho tôi nghe vanh vách về Kim Tự Tháp ở Ai Cập, về những gì còn sót lại từ vườn treo Babillon ở Iraq, về vùng đất lạnh và băng giá Siberie của nước Nga. Anh nói về thời kỳ La Mã, về chiến tranh Nam Bắc của nước Mỹ, về cuộc sống của người Eskimo. Đặc biệt anh nói về Việt Nam khi biết tôi là người Việt (Sau này anh kể rằng anh cứ ngỡ tôi là người Thái hay Indonesia).

 Hóa ra Allen đam mê đi du lịch. Anh đi du lịch qua sách. Những hiểu biết của anh làm tôi kinh ngạc. Hóa ra anh rất hiểu biết và có trí nhớ và sự tưởng tượng tuyệt vời. Allen hỏi tôi khu vực Hạ Long có bao nhiêu hòn đảo? Khi đó, vì không biết, tôi đã nói đại rằng quãng 1.000 hòn.

 Allen đã giảng giải về các hòn đảo, về địa lý, khí hậu, thảm thực vật và thủy sản cũng như tính chất vùng biển của 1.960 hòn đảo, (chứ không phải con số 1.000 như tôi nghĩ) trong vùng diện tích 1.553 km2 này. Nhờ Allen mà tôi, có lẽ, đến chết không quên được những con số này.
Allen đề nghị tôi phân tích về nhạc Việt Nam, nhất là vấn đề đặc biệt của loại nhạc 5 nốt này. Tôi ngạc nhiên vì chưa bao giờ biết đến nhạc của đất nước mình lại chỉ có 5 nốt. Tôi luôn nghĩ nhạc gì thì nhạc, đã là nhạc thì phải là 7 nốt chứ.

Cuối cùng tôi đã phải há miệng ra nghe Allen nói về chèo, về cải lương, về chầu văn, và về các loại nhạc cụ của Việt Nam, đất nước nơi tôi sinh ra và lớn lên. Allen đã dạy cho tôi bài học quý giá về tính tìm tòi khám phá, rằng tôi phải đọc nhiều hơn, tìm hiểu nhiều hơn, quan sát và ghi nhớ nhiều hơn.

 Chính từ bài học quý giá này mà ngay sau khi về Việt Nam tôi đã quyết định lái xe làm một chuyến xuyên Việt. Tôi cũng quyết đi tham quan toàn bộ đất nước mình, không bỏ sót tỉnh nào. Tôi chợt nhận ra rằng mình đã bỏ qua rất nhiều điều quan trọng, rằng tôi đã đi đến tận 39 quốc gia nhưng lại chẳng hiểu được nhiều thứ đang diễn ra ngay tại đất nước mình.

 Ngày tôi đến thăm nhà của Allen, tôi lại học thêm được một bài học quý giá nữa. Allen có khoảng gần 1.000 cuốn sách. Là người học nhiều, đi nhiều, thường xuyên mua và đọc sách nhưng tủ sách của tôi cũng chỉ có quãng 300 cuốn. Còn Allen, một công nhân vệ sinh đã có một tủ sách quá vĩ đại. Anh đam mê sách và đã bỏ một khoản tiền lớn ra mua, trưng bày sách. Anh nói đã đọc hết những cuốn sách này. Thậm chí có những cuốn đọc đến 2-3 lần. Tôi nhớ khi đó tôi có mong muốn quỳ dưới chân anh xin nhận anh làm thầy.

 Cũng tại những lần đến thăm anh, tôi đã được học cách nấu ăn. Làm sao nấu đơn giản, đủ chất, ngon miệng mà không quá cầu kỳ. Một tình bạn thân thiết đã nảy mầm giữa một doanh nhân với một anh quét rác. Chuyện này tôi không thể tưởng tượng được trước đó một vài năm.

 Từ ngày gặp Allen tôi bỏ hẳn các tính xấu của mình: kiêu ngạo, soi mói, coi thường người khác. Tôi cũng trở nên điềm đạm hơn, nói nhỏ hơn, ít nóng tính hơn. Tôi cũng không còn “bệnh” nhìn hình dáng bên ngoài mà kết luận con người nữa.

 Tôi luôn niềm nở và giúp đỡ mọi người. Tôi quyết định chọn sứ mệnh “sẻ chia” của mình từ ngày đó.

 Cũng nhờ Allen và những người thầy khác sau này tôi đã hiểu và thực hành nguyên tắc “cho mà không đòi hỏi, cho mà không cần nhận”. Tôi cũng đã triển khai mỗi ngày, mỗi giờ cách sống “pay it forward” - đáp đền tiếp nối. Cũng từ ngày đó cuộc đời của tôi luôn hạnh phúc, bình an và chan chứa yêu thương.

 Gần chục năm đã trôi qua. Bây giờ nghĩ lại, nếu không gặp được Allen, chắc tôi vẫn đang quay cuồng trong vòng quay vô tận của đồng tiền, không chút nghỉ ngơi, không dành thời gian để hiểu và sống hạnh phúc với những người xung quanh, trong đó có các bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm.

 Tôi thật biết ơn thầy tôi, bạn tôi, Allen.


 


vinh ha long photo: Vinh Ha Long VinhHaLong_zps76b15589.jpeg

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

THƠ

Hôm nay thì lẽ ra phải đi  đến một nơi mà ở đó gọi là CẦN... THƠ.Nhưng chưa đi được.
Có những người không bao giờ cần ... thơ.Họ không phải là những người mơ mộng, những người đó họ cần cái thực dụng hơn.Thơ thì không thể ăn được, thơ để bày tỏ cảm xúc mà nếu viết bằng văn xuôi thì rất là dài dòng.
Thơ cũng có thể đưa những tâm hồn đến gần hau hơn khi có sự đồng cảm, đôi khi quà tặng của người khác cho mình là một tập thơ.Thơ cũng như nhạc,  có những nhà thơ nổi tiếng, nhưng cũng có những ... chòi thơ không nổi tiếng như mình .Những lúc buồn buồn thì mình trút nỗi lòng ra bằng một đọan thơ, lúc đó nghe lòng mình nhẹ hẳn đi, thơ chỉ để riêng mình đọc.Từ khi có blog nầy, tâm tư được chia sẻ, giãi bày.Dù thơ không hay, nhưng ít ra khi đọc bạn bè có thể biết mình đang nghĩ gì.

Mong là mọi người sau khi đọc thơ thì còn một chút gì đó đọng lại. Chúc mọi người luôn vui vẻ nhé.


 photo b4c79547-4483-48a2-bb0e-c933daeb5981.jpg


. buom  hoa hong photo DSCF4055.jpg
Không khi nào thấy bứơm đậu trên hoa hồng.Nhưng con bướm nầy một hôm thấy đậu trên cánh hồng trong nhà mình, nhìn cánh bướm gần như tả tơi nên mình ghi hình ảnh, vì khi còn bay xa được bướm chỉ đậu trên những lòai hoa có hương thơm  thôi.Dẫu cho một rừng hồng khoe sắc thì cũng không có con bướm nào đậu lại!

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Những loài động vật kỳ lạ ít được biết đến(st)





Những loài động vật kỳ lạ ít được biết đến



Chúng cũng độc đáo, lạ lạ y như tên gọi của mình.
Nhung loai dong vat ky la it duoc biet den
Sói bờm Nam Mỹ. Sói bờm là loài chó to nhất và cao nhất Nam Mỹ, với bộ lông màu hung đỏ trông như một chú cáo. Cặp chân dài ‘siêu mẫu’ của chúng là kết quả của quá trình thích nghi với đời sống trong những đồng cỏ cao và bụi rậm lớn.
Nhung loai dong vat ky la it duoc biet den
Fossa. Fossa là một loài đặc hữu của đảo Madagascar. Bạn có thể hình dung fossa như một con sử tử núi, khá thấp và tròn trịa. Không những thế, nó cũng có nét giống mèo bao gồm vuốt có thể thụt vào và hai hàm răng đáng sợ. Fossa là một kẻ săn mồi cơ hội, vì vậy mà nó có thể ăn rất nhiều loài động vật từ chuột tới lợn rừng.
Nhung loai dong vat ky la it duoc biet den
Heo Nam Dương. Còn có tên là Barbirusa, loài heo có bề ngoài khá lạ này có thể được nhìn thấy trên các đảo của Indonesia như Sulawesi, Togian, Sula và Buru. Nếu con vật không thường xuyên mài mòn những chiếc ngà dài và cong vút của nó, có lẽ sẽ có lúc nó chạm đến đỉnh đầu!
Nhung loai dong vat ky la it duoc biet den
Linh dương vằn. Zebra duiker sống ở Bờ Biển Ngà và rải rác vài nước Tây Phi. Cái tên đã nói lên được bề ngoài của nó: những sọc vằn đều đặn trên bộ lông vàng, ngắn, mịn màng. Ngoài ra, chúng còn có những chiếc sừng bé tí teo trên đầu. Linh dương vằn là một loài lành tính, chỉ ăn lá và trái cây.
Nhung loai dong vat ky la it duoc biet den
Armadillo hồng. Loài vật này nổi bật với màu hồng phấn khá dễ thương trên lưng nó. Vốn là một loài nhút nhát, thường hay vùi thân dưới đất mỗi khi hoảng sợ, loài armadillo bé nhỏ này thường ít tiếp xúc với con người. Thức ăn chính của loài này là kiến và ấu trùng gần tổ.
Nhung loai dong vat ky la it duoc biet den
Chim bắt ruồi Hoàng gia Amazon. Vẻ ngoài của loài chim này sặc sỡ và diêm dúa như những vũ công trong lễ hội Carnival. Tuy nhiên, khả năng săn mồi của chúng cũng mạnh mẽ không kém khi có thể ‘phi thân’ từ trên cao xuống đớp mồi hay cắp mồi đi từ một hốc cây. Một điểm đặc biệt nữa là loài chim này thường làm tổ lơ lửng trên mặt nước, khiến kẻ thù trên cạn, dưới nước khó tiếp cận.
Nhung loai dong vat ky la it duoc biet den
Gerenuk. Gerenuk là một loài linh dương cổ dài, trông như ‘họ hàng’ của nhà hươu cao cổ. Bạn có thể tìm thấy chúng trong những bụi cây gai khô cằn ở sa mạc Đông Phi. Gerenuk có cái đầu khá nhỏ so với cổ, thân mình và hai tai. Trông thật kì dị phải không?
Nhung loai dong vat ky la it duoc biet den
Patagonian Mara. Vừa giống thỏ, lại vừa giống chó, Patagonia Mara thực ra là một loài gặm nhấm đặc hữu của Argentina. Chúng là một loài ăn cỏ hiền lành và sở hữu khả năng chạy khá ... giỏi
Nhung loai dong vat ky la it duoc biet den
Chó chồn. Hay còn gọi là Tanuki, chó chồn là loài bản địa của vùng Đông Á. Thật sự thì chúng không có họ hàng gì với loài chồn mặc dù vẻ ngoài khá giống, nhưng bù lại chúng vẫn leo trèo cây rất giỏi.
Nhung loai dong vat ky la it duoc biet den
Khỉ mũi tẹt. Đây là một loài vọoc quen thuộc của châu Á, được đặt theo chiếc mũi vừa tẹt vừa hếch của chúng ( vì ở Á Châu nên mũi tẹt là phải ) Tuy nhiên, trông chúng vẫn rất dễ thương với gương mặt tròn, đôi mắt biểu cảm và đôi môi… ‘gợi cảm’!
Nhung loai dong vat ky la it duoc biet den
Hồng mang Nam Á.
Nhung loai dong vat ky la it duoc biet den
Dê núi Makhor.
Nhung loai dong vat ky la it duoc biet den
Cáo Dhole.
Nhung loai dong vat ky la it duoc biet den
Cá heo Irrawaddy.
Nhung loai dong vat ky la it duoc biet den
Cá heo voi.
Nhung loai dong vat ky la it duoc biet den
Cào cào Cyphonia Clavata.
Nhung loai dong vat ky la it duoc biet den
Sóc lemur Sunda Colugo.
Nhung loai dong vat ky la it duoc biet den
Hươu có nanh.
Nhung loai dong vat ky la it duoc biet den
Cua Yeti.
Nhung loai dong vat ky la it duoc biet den
Chuột chũi mũi sao.
__._,_.___

__,_._,___


Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

MỘT CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG(sưu tầm)

cha con photo SAM_4457_zps5c4be2eb.jpg













rosa photo: rosa rosa.gifrosa photo: Rosa Rosa.gifrosa photo: rosa rosa.gif

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

LỜI TRĂN TRỐI CỦA MỘT NGƯỜI CHA(sưu tầm)


Đây có thể là Tâm Lý chung của hầu hết mọi người CHA.
 
                               
Lời trăn trối của một người cha
Đây là một lá thư riêng của Ông Tôn Vận Tuyền, Viện trưởng viên Quốc Gia Hành Chánh, một chánh khách nổi tiếng Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) gởi cho các con của ông lúc ông còn sống. Bây giờ mới thấy lưu hành trên mạng Internet, được nhiều phụ huynh đọc và cảm xúc sâu đậm. 
Thật sự lá thư này nên được phổ biến để mọi người cùng đọc và suy ngẫm. Nếu được dịch sang tiếng Anh để thế hệ con cháu đọc thì càng hay.
"KIẾP SAU, DÙ CÓ THƯƠNG HAY KHÔNG THƯƠNG, CŨNG KHÔNG CÒN DỊP GẶP LẠI NHAU ĐÂU "...
______________________________________________
Tôn Vận Tuyền để lại những lời căn dặn như sau:
Các Con thân mến,
Viết những điều căn dặn nầy, cha dựa trên 3 nguyên tắc như sau:
     1. Đời sống là vô thường, không ai biết trước mình sống được bao lâu, có những việc cần  nếu được nói ra sớm để hiểu thì hay hơn.

     2. Cha là cha của các con, nếu cha không nói ra thì chắc không ai nói với các con những việc này đâu!

     3. Những điều căn dặn để ghi nhớ này là kết quả bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời của bản thân mà cha ghi nhận được, nó sẽ giúp các con không phạm những nhầm lẫn có thể tránh được trên con đường trưởng thành của các con.

   
Dưới đây là những điều nên ghi nhớ trong cuộc đời :

     1. Nếu có người đối xử không tốt với con, đừng thèm để tâm cho mất thời giờ. Trong cuộc đời nầy, không ai có bổn phận phải đối xử tốt  với con cả, ngoại trừ cha và mẹ của các con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc các con phải biết ơn, trân quý, các con cũng nên thận trọng một chút, vì người đời thường làm việc gì cũng có mục đích của nó, chớ có vội vàng cho là bạn tốt của mình ngay.

     2. Không có người nào mà không thể thay thế được cả, không có vật gì mà nhất thiết phải sở hữu, bám chặt lấy nó. Nếu hiểu rõ được nguyên lý này, thì sau này trong cuộc đời, lỡ người bạn đời không còn muốn cùng đi trọn cuộc đời, hay vì lý do gì con bị mất đi những gì trân quý nhất trong đời con, thì cũng nên hiểu, đó cũng không phải là chuyện trời sập.
     3. Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay ta để lãng phí thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi!  Cho nên, nếu ta càng biết trân quý sinh mạng của mình càng sớm, thì ta được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn. Trông mong được sống trường thọ, chi bằng mình cứ tận hưởng cuộc đời mình ngay từ bây giờ.
     4. Trên đời này chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Ái tình chẳng qua chỉ là một cảm xúc nhất thời, cảm giác này, tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà biến thiên, thay đổi. Nếu người yêu bất diệt rời bỏ con rồi, hãy chịu khó nhẫn nại một chút, để thời gian dần dần trôi qua, để tâm tư mình từ từ lắng đọng, cái đau khổ cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi. Không nên cứ ôm ấp cái ảo ảnh yêu thương mãi, cũng không nên quá bi lụy vì thất tình.

     5. Tuy có nhiều người trên thế giới này thành công, nổi tiếng mà chẳng có học hành gì nhiều, chẳng có bằng cấp cao, nhưng điều đó không có nghĩa là không cần học hành cũng sẽ thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, giáo dục là vũ khí trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp với bàn tay trắng, nhưng không thể trong tay không có gì. Nên nhớ kỹ điều này!

     6. Cha không yêu cầu các con phải phụng dưỡng cha trong quãng đời còn lại của cha sau nầy. Ngược lại, cha cũng không thể bảo bọc quãng đời sau này của các con. Lúc các con đã trưởng thành, độc lập, đó cũng là lúc cha đã làm tròn bổn phận của cha. Sau này các con có đi xe bus công cộng hay đi xe hơi nhà, các con ăn soup vi cá hay ăn mì gói, đều là trách nhiệm của các con.

     7. Các con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình. Các con có thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử tốt với mình. Mình đối xử với người ta như thế nào, không có nghĩa là nguời ta sẽ đối xử lại với mình như thế ấy. Nếu không hiểu rõ được điều nầy, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình.
     8. Trong mười mấy, hai mươi năm nay, cha tuần nào cũng mua vé số, nhưng vẫn  nghèo trắng tay, điều này chứng tỏ muốn giàu có, phải siêng năng làm ăn mới  khá được. Trên thế gian này không có cái gì miễn phí cả.
     9. Sum họp gia đình, thân thích đều là duyên phận, bất luận trong kiếp nầy chúng ta sống chung với nhau được bao lâu, như thế nào, nên trân quý khoảng thời gian chúng ta được chung sống với nhau.  Kiếp sau, dù ta có thương hay không thương, cũng không có dịp gặp lại nhau đâu.